Dự báo sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật tại Việt Nam đến năm 2025

Ngành dầu thực vật vẫn sử dụng các sản phẩm trong nước (chủ yếu là mè, lạc và cám gạo) và đậu tương, dầu thô và tinh luyện (chủ yếu là đậu nành và dừa) nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Các nhà sản xuất và thương nhân trong nước dự báo sản lượng dầu thực vật trong nước năm 2012 sẽ tăng khoảng 7% lên 800.000 tấn.

>> Dự báo sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật tại Việt Nam đến năm 2025

Năm 2012, nhà máy Bunge Việt Nam đang có kế hoạch nâng sản lượng lên khoảng 170.000 tấn và nhà máy Quang Minh có kế hoạch sản xuất khoảng 60.000 tấn. Tổng sản lượng dầu nành dự báo năm 2012 khoảng 230.000 tấn, tăng 84% so với năm 2011 và năm 2013 là 270.000 tấn.

 

Bảng 1 – Sản lượng dầu nành trong nước

 

2011

2012*

2013*

Tổng sản lượng dầu nành trong nước (đơn vị: tấn)

124.000

230.000

270.000

Nguồn: các thương nhân trong nước, * số liệu dự báo của USDA

 

Theo Bộ Công Thương, cả nước hiện có 35 doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dầu thực vật. Theo Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Chính phủ, đến năm 2020, sản lượng dầu tinh luyện sẽ là 1.587 nghìn tấn và sản lượng dầu thô sẽ là 370.000 tấn. Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển các giống cây mới nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành dầu thực vật trong nước. Theo đó sẽ mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây như đậu tương, lạc, vừng, cùi dừa, hướng dương và cám gạo.

 

Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT được giao phát triển một kế hoạch và chính sách tổng thể về sản xuất các loại cây hạt có dầu như đậu tương, lạc, vừng… Nông dân được khuyến khích sử dụng các giống mới, đặc biệt là các giống công nghệ sinh học, cho hoạt động sản xuất hàng loạt nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

 

Năm 2011, sản lượng dầu thực vật tinh luyện ước tính vào khoảng 750.000 tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2010 (tham khảo chi tiết tại bảng 2).

 

Bảng 2 - Sản lượng dầu thực vật tinh luyện tại Việt Nam

 

2007

2008

2009

2010*

2011*

2012*

2015**

2020**

2025**

Tổng sản lượng dầu thực vật tinh luyện (nghìn tấn)

535

592.4

588.5

700

750

800

1.138

1.587

1.929

Nguồn: Tổng Cục Thống kê;* Dự báo của các nhà sản xuất trong nước;**Bộ Công Thương

 

Hình 1 – Sản lượng dầu thực vật tinh luyện tại Việt Nam 2005 - 2025

san_luong_dau_thuc_vat_tinh_luyen_tai_Vietnam_den_nam_2025

Nguồn: Tổng Cục Thống kê; Bộ Công Thương; Dự báo của các nhà sản xuất trong nước;

 

Tiêu thụ

dau_thuc_vat_Vietnam_2025_-_2Các nhà sản xuất trong nước ước tính năm 2011 tiêu thụ dầu thực vật nước ta vào khoảng 695.000 tấn (xem bảng 3). Mặc dù không có số liệu chính thức về tiêu thụ dầu thực vật theo đầu người, nhưng tổ chức USDA dự báo trong vòng 15 năm tới nhu cầu về dầu thực vật nước ta sẽ tăng mạnh do nền kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển ổn định (GDP tăng 6,78% năm 2010 và tăng 5,89% năm 2011, dự báo năm 2012 tằng 6-6,5%) và chiến dịch marketing rầm rộ về việc thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật để bảo vệ sức khỏe của các nhà sản xuất (hình 2).

 

Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPSI) ước tính tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người năm 2011 vào khoảng từ 7,3 – 8,3kg/người. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khá xa so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (13,5kg/người/năm). Các nhà sản xuất trong nước dự báo tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta năm 2015 sẽ tăng ở mức 14,5kg/người/năm.

 

Hiện nay, các sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam được phân phối trên thị trường chủ yếu là các sản phẩm của Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX). Các thương hiệu nổi tiếng như Neptune, Mezan và Simply của công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân liên doanh với Vocarimex. Năm 2011, một doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật mới – tập đoàn Quang Minh và công ty Vinacommodities đã sản xuất được 40.000 tấn dầu thực vật tinh luyện với các thương hiệu nổi tiếng như Mr. Bean, Oila, Soon Soon và Otran, trong số đó 20.000 tấn được cung cấp trong nước và 20.000 tấn còn lại được xuất khẩu sang một thị trường nước ngoài như Triều Tiên, Singapore, Indonesia, Malaysia và Hong Kong. Trong khi đó, Bunge Việt Nam cũng cung cấp 95.000 tấn dầu nành thô trong đó 30-35% được xuất khẩu sang Hàn Quốc và một số nước ASEAN.

 

Hầu hết các loại dầu nành và dầu cọ hiện được dùng để sản xuất thực phẩm, chỉ một số nhỏ được sử dụng trong các ngành công nghiệp và sản xuất mỹ phẩm. USDA dự báo năm 2012 sức tiêu thụ dầu đậu nành và dầu cọ tương ứng là 240.000 tấn và 585.000 tấn.

 

Bảng 3 – Tiêu thụ dầu thực vật tại Việt Nam

 

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

2010*

2011*

2015*

Tổng tiêu thụ dầu thực vật trong nước

Nghìn tấn

312

346

557

607

660

690

725

1.200

tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người

Kg/người/năm

3,75

4,12

6,54

7,04

7,6

7,8

7,9

14,5

Nguồn: Tổng Cục Thống kê; Bộ Công Thương; IPSI; * Dự báo của các nhà sản xuất trong nước 

 

Hình 2 - Tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta giai đoạn 2005 – 2025 (đơn vị: kg/người/năm)

tieu_thu_dau_thuc_vat_tai_Vietnam_den_nam_2025

 

Nguồn: Tổng Cục Thống kê; Bộ Công Thương; IPSI; * Dự báo của các nhà sản xuất trong nước

0 đánh giá
Dự báo sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật tại Việt Nam đến năm 2025 Đánh giá bởi hơn 5600 khách hàng. Kết quả bình chọn: 0 10

dầu thực vật việt nam, vocarimex

Giỏ hàng của quý khách 0

Thống kê truy cập